6+ Biến chứng sau mổ nội soi Tiền Liệt Tuyến

Chắc hẳn nhiều nam giới đã nghe hoặc chính mình đang gặp phải bệnh phì đại tiền liệt tuyến. Bệnh lý này không nguy hiểm nhưng nó ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của họ. Một trong những phương pháp “vàng” điều trị bệnh đó chính là mổ nội soi tiền liệt tuyến. Nhưng không phải ai cũng có đủ tiêu chuẩn để mổ nội soi cũng như các biến chứng sau mổ nội soi tiền liệt tuyến có thể xảy ra chúng ta cần phải lường trước được. Hãy tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây:

Mổ nội soi tiền liệt tuyến chỉ định khi nào?

Có thể hiểu mổ nội soi tiền liệt tuyến là phương pháp xâm lấn tối thiểu được áp dụng với những bệnh nhân bị khối u phì đại tiền liệt tuyến LÀNH TÍNH nhằm cắt bỏ các mô tiền liệt tuyến phát triển dư thừa. Bệnh thường gặp ở nam giới ngoài 40 tuổi. Lúc này cơ thể nam giới xảy ra tình trạng tăng tiết một loại enzyme 5- anpha reductase. Enzyme này là một chất xúc tác để chuyển hóa testosterol thành dihydrotetosterol (DHT). DHT sẽ kích thích các mô liên kết và tổ chức đệm tại tuyến tiền liệt phát triển về cả kích thước và khối lượng, dẫn đến phì đại tuyến tiền liệt. Mổ nội soi được đánh giá là một trong những phương pháp điều trị hiện đại phì đại tiền liệt tuyến đem lại hiệu quả vô cùng tốt và giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi sau mổ. Hơn nữa cũng đảm bảo về tính thẩm mỹ khi vết mổ vô cùng nhỏ, kích cỡ chỉ bằng cái khuy áo.

Không phải ai bị phì đại, u xơ tiền liệt tuyến cũng được chỉ định mổ nội soi. Chúng ta cần phải xem xét dựa theo các chỉ định của phương pháp này gồm có:

  • Bệnh đã điều trị bằng các phương pháp nội khoa nhưng gặp thất bại, không có sự cải thiện về tình trạng bệnh.
  • bệnh tình tiến triển nặng và có các biến chứng như bí tiểu cấp và mạn tính, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm bể thận, soi bàng quang…
  • Kích thước khối u nhỏ hơn 80 gram. Nguyên nhân được giải thích là do nếu u quá to, nội soi tốn nhiều thời gian, diện tích cắt thường lớn, dễ gây chảy máu nên trong và sau quá trình mổ nội soi dễ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Mổ nội soi tiền liệt tuyến chỉ định trong bệnh lý phì đại tiền liệt tuyến
Mổ nội soi tiền liệt tuyến chỉ định trong bệnh lý phì đại tiền liệt tuyến

Các trường hợp chống chỉ định mổ nội soi tiền liệt tuyến

Mặc dù là phương pháp sau cùng được chỉ định cho các trường hợp phì đại tiền liệt tuyến khi điều trị nội khoa không hiệu quả nhưng không phải chỉ định cho tất cả các trường hợp. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng cụ thể của người bệnh sau các thăm khám và kết quả cận lâm sàng. Theo đó chống chỉ định mổ nội soi tiền liệt tuyến khi:

  • Không mổ qua đường niệu đạo nếu bệnh nhân có tình trạng chít hẹp đường niệu, không đặt được máy nội soi.
  • Viêm tiền liệt tuyến cấp hay nhiễm khuẩn đường tiết niệu cấp.
  • Cứng khớp háng (khi phẫu thuật người bệnh sẽ không thể nằm theo tư thế sản khoa, thuận tiện cho cuộc phẫu thuật).
  • Các bệnh liên quan đến rối loạn đông máu.
  • Bệnh nội khoa mức độ nặng như bệnh tim mạch, hô hấp chưa điều trị ổn định.
  • Suy thận.
  • Khối lượng tiền liệt tuyến >80 gram.

Mổ nội soi tiền liệt tuyến có phức tạp và nguy hiểm không?

Mổ nội soi tiền liệt tuyến là một phương pháp điều trị an toàn, mức độ nguy hiểm không cao nếu trước đó các bác sĩ kiểm soát được tình trạng người bệnh trước khi tiến hành phẫu thuật. Phương pháp mổ này tính phức tạp không cao, có hai con đường mổ chính thường được áp dụng đó là:

  • Mổ qua đường niệu đạo: Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ đưa qua đường niệu đạo để tiến hành cắt khối u.
  • Mổ qua đường cổ bàng quang: Bác sĩ sẽ tạo vết cắt nhỏ ở tiền liệt tuyến để mở kênh trong niệu đạo và cũng tạo điều kiện cho nước tiểu thông ra một cách dễ dàng hơn.

Các bước tiến hành mổ gồm có:

  • Chuẩn bị trước khi mổ: Người bệnh sẽ được thăm khám, siêu âm để biết được kích thước tiền liệt tuyến, xét nghiệm các chỉ số máu và đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát của người bệnh có đảm bảo cho cuộc mổ diễn ra thuận lợi.
  • Đầu cuộc mổ sẽ tiến hành gây tê tủy sống (gây mê ngoài màng cứng) hay gây mê toàn thân.
  • Dụng cụ mổ nội soi sẽ được đưa bằng một trong hai đường đã nói đến ở trên để tiếp cận với vị trí tiền liệt tuyến, cắt nhỏ nó và cầm máu bằng dao điện. Sau đó mô và tế bào sẽ được hút ra ngoài thông qua ống nội soi. Thời gian thực hiện một cuộc mổ nội soi tiền liệt tuyến trung bình khoảng 60 phút.
  • Sau mổ bệnh nhân sẽ được đặt sone tiểu. Bác sĩ sẽ dùng nước muối sinh lý để rửa bàng quang cho đến khi dịch chảy ra có màu trong. Khoảng từ ngày thứ 3-5 là có thể rút được sone tiểu nếu nước chảy ra không lẫn máu và dịch màu khác lạ.
Mổ nội soi tiền liệt tuyến có ưu điểm vượt trội hơn so với phương pháp mổ truyền thống
Mổ nội soi tiền liệt tuyến có ưu điểm vượt trội hơn so với phương pháp mổ truyền thống

Biến chứng thường gặp sau mổ nội soi tiền liệt tuyến

Mặc dù không phải là cuộc đại phẫu nguy hiểm nhưng vẫn có những trường hợp hi hữu xảy ra đó là các biến chứng sau mổ nội soi tiền liệt tuyến. Người bệnh có thể gặp một trong những biến chứng dưới đây như:

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Với các trường hợp mổ nội soi thông qua đường tiết niệu nếu trong quá trình mổ hoặc sau mổ không được chăm sóc, vệ sinh tốt thì rất dễ dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu. Để phòng tránh điều này sau mổ các bác sĩ sẽ kê thêm cho bệnh nhân kháng sinh tốt, sử dụng đường tiêm theo đúng liều lượng và liệu trình. Ngoài ra người bệnh cũng nên phối hợp cùng bác sĩ bằng cách hậu phẫu nên nằm nghỉ ngơi tại giường, tránh việc di chuyển, vận động mạnh.

Mất máu

Trong quá trình phẫu thuật việc mất máu là điều khó tránh khỏi. Có thể việc phẫu thuật nội soi thì số lượng máu mất đi sẽ ít hơn so với phẫu thuật mở. Nhưng không thể lường trước được biến chứng mất máu cấp tính khi mổ nội soi vì dù sao thì đây cũng là một cuộc phẫu thuật. Hoặc có thể nguyên nhân mất máu liên quan đến các yếu tố đông máu khiến cho bác sĩ không cầm được máu. Để hạn chế điều này trước khi mổ cần phải làm xét nghiệm và chú ý đến các chỉ số đông máu, thời gian máu chảy, máu đông…

Nhiễm trùng vết mổ

Vết mổ cũng cần thường xuyên được thay băng gạc và vệ sinh nhằm tránh tình trạng nhiễm trùng. Đây là một biến chứng có thể xảy đến khi mổ nội soi tiền liệt tuyến. Biểu hiện của nhiễm trùng đó là cơ thể ớn lạnh, sốt, rét run, vết mổ chảy dịch có màu đục, có thể lẫn cả máu… Phòng ngừa bằng cách sau mổ sử dụng kháng sinh phù hợp đúng liều lượng.

Trên đây là các biến chứng gần có thể gặp sau mổ nội soi. Ngoài ra có thể gặp các biến chứng về sau như:

Xuất tinh ngược dòng

Theo thống kê thì biến chứng xuất tinh ngược dòng khá phổ biến ở những người đã từng mổ nội soi tiền liệt tuyến. Cơ chế xuất tinh đó là khi có phản xạ xuất tinh thì tiền liệt tuyến sẽ đồng thời thắt cơ cổ bàng quang lại để nhằm đưa tinh dịch đi vào đường niệu đạo. Nhưng sau phẫu thuật nó có thể bị ảnh hưởng làm cho cổ bàng quang không được đóng lại dẫn đến tình trạng nam giới bị xuất tinh ngược dòng, tinh dịch chảy vào bàng quang thay vì đi ra ngoài.

Biến chứng xuất tinh ngược dòng sau mổ nội soi tiền liệt tuyến
Biến chứng xuất tinh ngược dòng sau mổ nội soi tiền liệt tuyến

Tiểu tiện không tự chủ

Sau khi mổ nội soi tiền liệt tuyến nhiều người phàn nàn rằng họ gặp phải tình trạng tiểu tiện không tự chủ. Nguyên nhân là do trong quá trình mổ có thể làm ảnh hưởng tới cơ thắt niệu đạo, nó cho phép người bệnh có thể giữ nước tiểu và ngưng dòng nước tiểu một cách chủ động. Biểu hiện khi tiểu không tự chủ đó là cảm giác buồn tiểu không tự kiềm chế được, đi tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu buốt rát, tiểu trong khi ngủ hay khi ho, hắt hơi…

Rối loạn cương dương

Rối loạn cương dương cũng là một biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật nội soi tiền liệt tuyến. Nguyên nhân được giải thích là do trong quá trình mổ có thể gây ra tổn thương  đến dây thần kinh vùng chậu. Từ đó mà phát sinh tình trạng rối loạn cương dương. Tức là dương vật cương cứng một cách ngẫu nhiên kể cả khi không có sự kích thích tình dục. Sẽ thật ngượng ngùng nếu tự nhiên cậu nhỏ “dựng lều” ở nơi đông người mặc dù bạn không hề mong muốn điều đó.

Kể cả sau mổ nội soi thì nguy cơ tái phát cũng rất cao. Bởi vậy người bệnh phải cân nhắc ưu tiên các phương pháp điều trị nội khoa trước. Nếu không hiệu quả thì mới mổ nội soi. Sau mổ cũng cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định và lời khuyên của bác sĩ.

Biện pháp ngăn ngừa biến chứng sau mổ tiền liệt tuyến

Các biến chứng là điều mà không người bệnh nào mong muốn sau phẫu thuật. Chúng ta hoàn toàn có thể giảm thiểu nguy cơ biến chứng bằng cách chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa dưới đây:

Có chế độ dinh dưỡng khoa học

Một chế độ dinh dưỡng là vô cùng cần thiết sau mổ nội soi, cụ thể:

  • Cung cấp tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày. Không nên uống quá nhiều nước vào buổi tối vì có thể kích thích gây đi tiểu đêm nhiều lần và cũng ảnh hưởng tới cơ thắt bàng quang.
  • Ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau củ, hoa quả tươi… và các loại thực phẩm giàu Omega-3 (cá ngừ, cá hồi…).
  • Hạn chế ăn các món nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên xào, các loại thịt động vật giàu chất đạm.
  • Trong thời gian trước và hậu phẫu tuyệt đối không sử dụng bia rượu, các loại chất kích thích.

Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học

  • Hạn chế sưng bìu bằng cách kê bìu bằng khăn bên dưới để nâng đỡ, mặc đồ lót rộng rãi, thoải mái hoặc chườm đá vào để giảm sưng.
  • Không nên ngồi lâu gây chèn ép vào tiền liệt tuyến.
  • Nghỉ ngơi thoải mái, thư giãn, tránh căng thẳng và stress bằng cách nghe nhạc, xem sách, xem phim…
  • Tập luyện thể dục thể thao để nâng cao tích thần, suy nghĩ tích cực, tốt cho việc cải thiện tình trạng bệnh lý.
  • Tiểu tiện đúng giờ, hình thành thói quen dù chưa có cảm giác buồn tiểu.
  • Sau mổ tiền liệt tuyến cần tránh quan hệ tình dục một thời gian. Khi đã hồi phục hoàn toàn thì bạn có thể hoạt động tình dục bình thường nhưng cần chú ý không sử dụng thuốc kích dục và cũng không nên thủ dâm quá nhiều.

Chắc hẳn quý độc giả đã biết được về mổ nội soi tiền liệt tuyến và các biến chứng sau mổ nội soi tiền liệt tuyến. Cảm ơn đã quan tâm và theo dõi bài viết !