7 lợi ích khi ăn chuối? Đau dạ dày có ăn chuối được không?

Chuối nổi tiếng với thành phần dinh dưỡng phong phú. Nhờ chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ, chúng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, từ việc tăng cường sức khỏe tiêu hóa đến cung cấp nguồn năng lượng nhanh chóng. Tuy nhiên chuối có thật sự mang lại giá trị dinh dưỡng cho tất cả mọi người không? Người bị đau dạ dày có ăn chuối được không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Lợi ích tuyệt vời từ chuối là gì?

Chuối là một trong những loại trái cây phổ biến và tiện dụng nhất trên thị trường. Chúng mang lại rất nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tổng thể, có thể kể đến như:

Cải thiện hệ tiêu hóa

Chuối rất giàu chất xơ hòa tan và không hòa tan, đóng vai trò thiết yếu đối với sức khỏe tiêu hóa. Chất xơ hòa tan giúp kiểm soát lượng đường trong máu và có thể làm giảm mức cholesterol. Chất xơ không hòa tan có thể làm mềm phân và điều hòa nhu động ruột. 

Chuối giải quyết các triệu chứng tăng tiết axit bằng cách bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi bị loét. Nó cũng giúp bảo vệ dạ dày chống lại vi khuẩn không thân thiện có thể gây rối loạn tiêu hóa.

Ăn chuối chín giúp tiêu hóa dễ dàng hơn

Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Chuối rất cần thiết cho sức khỏe tim mạch. Nó rất giàu kali, khoáng chất và chất điện giải giúp duy trì sức khỏe tim mạch và hơn nữa nó chứa hàm lượng natri thấp nên giúp chống lại tình trạng huyết áp cao. Một quả chuối cỡ trung bình sẽ cung cấp khoảng 320-400 mg kali, đáp ứng khoảng 10% nhu cầu kali hàng ngày.

Giúp giảm đầy hơi

Đầy hơi khiến bạn cảm thấy khó chịu. Chuối có thể giúp bạn trong tình huống này bằng cách cải thiện tình trạng giữ khí và giữ nước. Nó có thể làm tăng vi khuẩn chống đầy hơi trong dạ dày. Ngoài ra, nó có thể giúp làm giảm lượng chất lỏng bị giữ lại trong cơ thể vì nó rất giàu kali. 

Giúp cảm thấy no hơn 

Chuối chưa chín khiến bạn cảm thấy no lâu hơn. Nó chứa lượng lớn một loại tinh bột cụ thể gọi là tinh bột kháng. Tinh bột này giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa bằng cách ngăn chặn cơn đói và khiến bạn cảm thấy no hơn. 

Cải thiện sức khỏe thận

Chuối rất giàu kali giúp thận khỏe mạnh và sạch sẽ. Một số nghiên cứu cho thấy những người ăn chuối 4–6 lần một tuần có nguy cơ mắc bệnh thận thấp hơn gần 50% so với những người không ăn loại quả này.

Giúp chống thiếu máu

Do hàm lượng folate cao nên chuối rất tốt cho những người bị thiếu máu. Tình trạng mệt mỏi và xanh xao do thiếu máu có thể giảm bớt khi ăn chuối hàng ngày. 

Hỗ trợ sức khỏe của mắt

Chuối rất giàu vitamin A, vitamin E, lutein và chất chống oxy hóa giúp thị lực khỏe mạnh. Lutein là một chất dinh dưỡng có thể giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng.

Giúp cơ thể đốt cháy chất béo

Chuối chứa 12 mg choline. Choline là một loại vitamin B có tác dụng tiêu mỡ, tác động trực tiếp lên các gen gây tích trữ mỡ ở vùng bụng. Hợp chất này trong chuối giúp cơ thể đốt cháy chất béo dễ dàng khi tập thể dục. Ngoài ra, chuối rất giàu pectin. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng pectin có thể hạn chế lượng chất béo mà tế bào có thể hấp thụ.

Đau dạ dày có ăn chuối được không?

Từ những lợi ích tuyệt vời từ chuối như vừa nói trên, có thể thấy chuối không có hại cho những người bị đau dạ dày, tuy nhiên, người bệnh cần ăn với lượng vừa phải và phải đảm bảo không ăn chuối xanh.

Người đau dạ dày chỉ nên ăn 1-2 quả chuối chín một ngày và không nên ăn chuối xanh

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, bệnh nhân đau dạ dày chỉ nên ăn 1 – 2 quả chuối/ngày để cải thiện đau dạ dày và giảm nguy cơ viêm loét dạ dày. Đồng thời không nên ăn chuối khi đang đói, nên ăn sau bữa ăn khoảng 30 phút để mang lại giá trị dinh dưỡng cao nhất.

Ngoài ra, người đau dạ dày không nên ăn chuối xanh, chuối chưa chín hẳn vì nó chứa hàm lượng nhựa lớn có thể gây đau dạ dày nặng hơn, làm cồn cào ruột cũng như làm cho tình trạng viêm loét lan rộng hơn. Bên cạnh đó, chuối xanh còn làm cho nhiều người bị đầy hơi chướng bụng, thậm chí là táo bón.

Tại sao ăn chuối lại khiến một số người đau bụng?

Chuối là một món ăn nhẹ lành mạnh chứa đầy kali, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng cần thiết khác như magie, C và B6. Chúng cũng giàu chất xơ, có thể giúp hạn chế cảm giác thèm ăn và khiến bạn cảm thấy no lâu hơn. Tuy nhiên, với một số người, chuối có thể khiến đau bụng, đầy hơi và chướng bụng. Dưới đây là một số lý do khiến chuối có thể làm tổn thương dạ dày của bạn:

Do ăn thừa chất xơ

Chuối chứa chất xơ hòa tan, có thể dẫn đến dư thùa khí và đầy hơi khi bạn ăn. Theo USDA, một quả chuối chứa 2,6 gam chất xơ. Mặc dù con số đó không nhiều (Mayo Clinic khuyến nghị một người nên bổ sung từ 21 đến 38 gam chất xơ mỗi ngày),  nhưng ăn nhiều chuối một lúc hoặc ăn chuối cùng với các thực phẩm giàu chất xơ khác (như đậu, ngũ cốc nguyên hạt hoặc các loại trái cây hoặc rau khác), đặc biệt nếu bạn không quen có thể làm tăng nguy cơ chướng bụng đầy hơi và đau bụng.

Ăn chuối bị đau bụng do nhạy cảm với Sorbitol

Sorbitol là một loại rượu đường tự nhiên, mặc dù nhìn chung vô hại nhưng có thể gây đầy hơi, chướng bụng hoặc tiêu chảy khi tiêu thụ với số lượng lớn. Đối với hầu hết mọi người, chất sorbitol trong một quả chuối không đủ để gây ra vấn đề. Nhưng bạn có thể bị đau bụng nếu ăn nhiều chuối cùng một lúc.

Ăn chuối bị đau bụng do phản ứng với FODMAP

Chuối chín chứa FODMAP, loại đường lên men nhanh, đối với một số người, có thể gây ra khí thừa và dẫn đến các triệu chứng như đầy hơi, chuột rút, tiêu chảy hoặc táo bón.

Hơn nữa, nhiều người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) rất nhạy cảm với thực phẩm có hàm lượng FODMAP cao do lượng khí có thể tạo ra trong ruột, có thể gây ra phản ứng đau quá mức.

Không dung nạp fructose

Dữ liệu của USDA cho thấy chuối có khoảng 4,85 gam fructose, có thể gây ra vấn đề cho những người khó tiêu hóa fructose. Khi cơ thể không thể tiêu hóa fructose như bình thường, nó có thể dẫn đến đau dạ dày, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy hoặc táo bón.

Dị ứng với chuối

Dị ứng thực phẩm, bao gồm dị ứng với chuối, được biết là gây ra các triệu chứng như nổi mề đay, ngứa và sưng tấy. Nhưng chúng cũng có thể gây ra các triệu chứng về đường tiêu hóa như buồn nôn, co thắt dạ dày hoặc nôn mửa.

Đối với những người đau dạ dày, bên cạnh việc lựa chọn những thực phẩm tốt cho tiêu hóa và thân thiện với dạ dày, người bệnh có thể sử dụng máy điện sinh học DDS để giảm tình trạng đau dạ dày. Với cơ chế hoạt động như các phương pháp cổ truyền như xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt,… máy điện sinh học DDS có thể tác động vào các huyệt đạo và hệ thống Kinh Lạc của cơ thể, nhờ đó mà giúp tuần hoàn máu, giảm đau, chống viêm hiệu quả. Bệnh nhân đau dạ dày sử dụng máy này có thể cải thiện được các cơn đau, giảm viêm loét dạ dày, đồng thời cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn.

Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc “đau dạ dày có ăn được chuối không?, mong rằng từ những thông tin này bạn có thể cân nhắc về những thời điểm, cũng như hàm lượng chuối tiêu thụ mỗi ngày cho người đau dạ dày.