Uống nước dừa thường xuyên có thực sự tốt cho sức khỏe không

Hầu hết đa số phần lớn mọi người ở tất cả mọi độ tuổi kể cả phụ nữ đang mang thai hay cho con bú cũng sẽ luôn lựa chọn nước dừa là thức uống giải khát. Bởi vì, nước dừa được coi là loại nước uống lành mạnh, bổ dưỡng và rất tốt cho sức khỏe. Thường thì, việc lạm dụng sử dụng các nước uống giải khát sẽ được khuyến cáo vì nó sẽ có gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.  Như nước dừa cũng tương tự như các loại thức uống khác, nếu sử dụng thường xuyên thì có gây ảnh hưởng gì không? Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người hay uống nước dừa giải đáp được thắc mắc này.

 

Nước dừa là gì?

 

Nước dừa là gì?
Nước dừa là gì?

Nước dừa là được chiết xuất trực tiếp từ phần bên trong của trái dừa trừ phần thịt dừa và nó là dạng chất lỏng trong suốt, không màu. Ngoài tên gọi nước dừa, nó còn được biết đến với những tên gọi khác nhau nước cốt dừa, nước ép trái dừa. Loại nước vô trùng trong quả dừa nó được sử dụng như một loại thức uống giải khát và nó còn rất được ưa chuộng do hương vị tươi thanh mát. 

Ngoài việc có vị ngọt thanh mát tự nhiên thì nước dừa còn chứa carbohydrate dễ tiêu hóa dưới dạng đường và chất điện giải. Cách phân biệt nước dừa với cốt dừa hay dầu dừa là nước dừa là một chất lỏng trong suốt được khai thác từ tâm trái dừa non màu xanh còn cốt dừa và dầu dừa được làm từ phần thịt trắng trong trái dừa.

Nước dừa không chỉ được biết là nước uống giải khát mà nó còn được sử dụng làm thuốc, như một dạng chất lỏng bù nước tĩnh mạch thay thế. Trong phương pháp y học dân gian của Jamaica thì nước dừa có thể điều trị được tiêu chảy.

Những thành phần có trong nước dừa

 

Theo các nghiên cứu đã phân tích cho rằng trong nước dừa có chứa các chất dinh dưỡng như Axit amin, Glucose và các chất điện giải như Magie, Canxi, Kali. Dừa non và dừa bánh tẻ sẽ có sự khác biệt nhau về thành phần vì dừa non có lượng đường và tổng hàm lượng phenol cao hơn. Còn dừa bánh tẻ có hàm lượng protein và giá trị pH cao hơn nhiều so với dừa non. Bên cạnh đó, lượng khoáng chất ở dừa non và dừa trưởng thành đều sẽ khác nhau như lượng Kali trong nước dừa sẽ tăng lên cao nếu dừa chín.

 

Thành phần dinh dưỡng của nước dừa
Thành phần dinh dưỡng của nước dừa

Thông số thành phần của nước dừa gồm:

 

  • Canxi: 8.75 – 24 mg/ml
  • Sắt: 0.29 – 0.32 mg/L
  • Độ pH: 4.7 – 5.7
  • Fructose: 21.5 – 39 mg/ml
  • Natri: 7.6 – 36.5 mg/dl
  • Magie: 22 – 32 mg/dl
  • Sucrose: 0.85 – 14.4 mg/ml
  • Protein: 0.04 – 0.22 mg/ml
  • Glucose: 19 – 35 mg/ml
  • Kali: 220 – 351 mg/dl 

Những công dụng của nước dừa

Dưới đây là một số công dụng hiệu quả mà nước dừa đem lại cho hệ sức khỏe của con người:

  • Cung cấp dưỡng chất quan trọng

Do trong nước dừa có chất đường, đạm và cùng một số khoáng chất như Canxi, Sắt, Natri, Kali,… Nên nhờ thế, nước dừa cung cấp cho cơ thể rất nhiều dưỡng chất và thành phần có lợi và cũng có ích trong việc bù dịch trong tiêu chảy cấp.

  • Chống oxy hóa 

Các phân tử không ổn định được tạo từ trong tế bào ở quá trình trao đổi chất được gọi là các gốc tự do. Sản xuất của nó tăng lên để đáp ứng cho căng thẳng hay chấn thương. Tuy nhiên, do có quá nhiều gốc tự do nên sẽ có lúc cơ thể rơi vào trạng thái stress oxy hóa, dẫn đến làm hỏng tế bào và tăng nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Thử nghiệm nước dừa với các động vật đã có tiếp xúc với chất độc đem lại được kết quả là nước dừa có chứa chất chống oxy hóa. Bởi nó có khả năng thay đổi các gốc tự do để chúng không thể gây hại. Mặc dù nghiên cứu chỉ mới được thử nghiệm trên động vật chưa được thử nghiệm trên con người. Nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng nước dừa có chứa chất chống oxy hóa và nhờ đó nó giúp bảo vệ các tế bào của bạn khỏi bị hư hại do các gốc tự do gây nên. 

  • Lợi ích cho người bị tiểu đường

Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước dừa có khả năng làm giảm lượng đường trong máu và cải thiện các dấu hiệu sức khỏe. Để xác nhận những tác dụng này ở người thì việc nghiên cứu có kiểm soát là điều cần thiết. Với 3g chất xơ và hàm lượng tiêu hóa khoảng 6g mỗi cốc (240ml) thì nước dừa được xem là khá phù hợp với bữa ăn của những người đang mắc bệnh tiểu đường. Đây cũng được xem là nguồn cung cấp Magie tốt vì có thể tăng độ nhạy insulin và đồng thời có thể giảm tối đa lượng đường trong máu cho những người mắc tiểu đường loại 2 và tiền tiểu đường.

Những công dụng của nước dừa
Những công dụng của nước dừa
  • Ngăn ngừa sỏi thận

Sỏi thận được hình thành từ canxi, oxalat và các hợp chất khác tạo thành tinh thể trong nước tiểu và sau đó chúng dần trở thành sỏi cứng. Tùy cơ địa của mỗi người thì việc phát triển của chúng sẽ nhanh hay chậm. Việc uống nhiều nước lọc để ngăn ngừa sỏi thận là một thói quen rất tốt nhưng bên cạnh đó theo nghiên cứu cho thấy là uống nước dừa sẽ tốt hơn. Vì nước dừa có khả năng ngăn chặn các tinh thể dính vào thận và các bộ phận ở đường tiết niệu. Nên việc uống nước dừa mỗi ngăn sẽ ngăn chặn được nguy cơ mắc sỏi thận.

  • Hỗ trợ hệ tim mạch

Bổ sung nước dừa có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim và giảm lượng cholesterol, chất béo trung tính trong máu, chúng cũng giảm đáng kể lượng mỡ gan. Vẫn chưa có nghiên cứu chính thức về việc uống nước dừa sẽ có tác dụng giảm cholesterol trong máu. Nhưng có một vài phát hiện là nó có khả năng giảm cholesterol rất ấn tượng và hiệu quả như một loại thuốc statin, nhờ thế nó vẫn sẽ được nghiên cứu kĩ hơn.

  • Ổn định huyết áp

Vấn đề kiểm soát huyết áp sẽ rất tốt nếu uống nước dừa. Đã có nghiên cứu nhỏ dành cho những người bị cao huyết áp với nước dừa và kết quả đem lại là nước dừa cải thiện huyết áp tâm thu ở 71% người tham gia. Trong nước dừa có chứa 600mg kali trong 240ml và chính nhờ vậy kali đã chứng minh cho việc giảm huyết áp ở những người có huyết áp cao.

  • Chống táo bón

Một trong những công dụng của nước dừa mà ai cũng có thể thấy được đó là trị táo bón. Tính thanh mát và giải nhiệt của nước dừa giúp hạ nhiệt cho cơ thể mỗi lúc ăn cay nóng hay bị nóng trong người. Kèm theo đó nó cũng có tác dụng nhuận trường để phòng chống táo bón hiệu quả nhất.

Uống nước dừa thường xuyên có ảnh hưởng gì không?

 

Uống nước dừa thường xuyên có ảnh hưởng gì
Uống nước dừa thường xuyên có ảnh hưởng gì

Như ở trên, cho thấy những tác dụng và lợi ích của nước dừa đem lại rất nhiều. Nó vừa là thức uống giải nhiệt, bổ sung dưỡng chất và hỗ trợ bảo vệ sức khỏe rất tốt. Vì thế, việc uống nước dừa thường xuyên mỗi ngày sẽ không gây ảnh hưởng gì tới cho sức khỏe hết. Nhưng mỗi ngày chỉ nên uống 1 trái là đủ vì nếu uống 1 lần quá nhiều trong một ngày sẽ nó có ảnh hưởng nhẹ, nhưng nó không đến ngay lập tức. Và ngoài ra, nếu uống sai thời điểm như uống ban đêm, uống lúc cơ thể đang cảm thấy lạnh thì sẽ dẫn đến tay chân bủn rủn và cơ thể sẽ bị mỏi cơ khó ngủ ngon giấc. Tóm lại, cần nên có sự tham khảo, tìm hiểu cách uống nước dừa đúng để có được dưỡng chất mà nó đem lại.

Những lưu ý khi uống nước dừa

Mặc dù, nước dừa chỉ đơn giản là một loại thức uống giải khát lành mạnh và thanh mát nhưng nếu uống không đúng cách vẫn sẽ đem lại ảnh hưởng không tốt. Nên người uống vẫn chú ý tới những lưu ý dưới đây khi uống:

  • Những người dễ bị dị ứng thì nên cần lưu ý khi uống nước dừa
  • Nước dừa để ở môi trường ngoài một thời gian ngắn dễ bị hỏng.
  • Nên bảo quản nước dừa trong tủ lạnh để tránh nước dừa bị biến chất, khi uống vào sẽ gây tiêu chảy.
  • Người mắc các bệnh thể hàn như thấp khớp, mệt tim do lạnh và bị trĩ,… không nên uống nước dừa vì nếu không bệnh sẽ trầm trọng hơn.
  • Uống nước dừa vào buổi sáng sẽ tận dụng hết được những công dụng của nước dừa.
  • Chỉ nên uống tối đa từ 1-2 trái/ ngày.
  • Hạn chế uống khi đang đói.
  • Đối với bà bầu thì chỉ nên uống từ 3 tháng giữa trở đi vì lúc này thai đã đi vào giai đoạn ổn định 

Mong rằng qua bài viết trên, mọi người có thể nắm rõ được việc uống nước dừa thường xuyên thì sẽ có ảnh hưởng hay đem lại tác dụng gì. Vẫn nên nghe theo sự khuyến cáo của bác sĩ để có thể biết cách uống nước dừa sao cho hiệu quả và không nên lạm dụng quá nhiều vào nước dừa.